Kinh nghiệm chọn mua SSD cũ

Xin chào mọi người,hiện nay có rất nhiều bạn có nhu cầu mua SSD để nâng cấp cho laptop hoặc desktop nên mình chia sẻ với mọi người một vài thủ thuật nhỏ để các bạn đoán nhận được chất lượng của SSD mình định mua.Bài viết có thể áp dụng cho các bạn có ý định mua SSD cũ hoặc các bạn muốn test chất lượng của HDD mới.Mình muốn hướng đến các dòng SSD giá rẻ nên mình sẽ không đề cập nhiều đến SSD dùng SLC hoặc 3D NAND của Samsung.


Kiến trúc cell nhớ của SSD
Đầu tiên là về cấu tạo, SSD chủ yếu chia làm 3 loại theo cấu tạo : SLC (lưu 1bit /cell nhớ -giá đắt nhất), MLC (lưu 2bit / cell nhớ -giá trung bình và khá phổ biến), TLC (lưu 3bit / cell nhớ - giá rẻ nhất).
Lý do TLC giá rẻ rất đơn giản: 1 cell nhớ lưu được tới 3 bit vì vậy nhà sản xuất sẽ phải làm ít cell nhớ hơn trên một 1GB dung lượng lưu trữ nhưng ngược lại vì l cell nhớ phải thay đổi điện áp thường xuyên (8 mức điện áp / 1 cell ) trên mỗi cell nhớ nên tuổi thọ của nó chỉ bằng 1/3 so với MLC.Cá biệt có vài con dùng TLC kiểu custom khá tốt nhưng các bạn chỉ nên mua nếu giá tốt và kiểm tra thấy nó còn mới.Tóm lại bạn nên mua SSD sử dụng công nghệ MLC trở nên.

Chuẩn giao tiếp
Với các SSD chuẩn Sata, các bạn nên chọn các SSD hỗ trợ Sata 3 - 6GB/s vì mình thấy khá nhiều người hoặc của hàng bán SSD chỉ là Sata 2 - 3GB/s mà giá cũng chả hề rẻ (con Samsung 470 đời tống mà vẫn bán tầm 800k thì khá chát).

Đoán nhận thời gian SSD đã được sử dụng
Mình chủ yếu sử dụng 3 phần mềm là :
Các bạn nên chọn bản portable để tiện cho vào usb mang theo khi đi test SSD.
http://crystalmark.info/download/index-e.html

https://www.hdsentinel.com/download.php

https://ssd-life.com/eng/download-ssdlife.html
Chúng ta sẽ quan tâm đến tình trạng ổ cứng được báo trên các phần mềm(chỉ mua những SSD báo good thôi),số lần bật SSD (Power on count ),và dung lượng đã ghi lên SSD (lifetime write).Mình sẽ demo trên con Kingston V300 này


Thông số Power on Count mới có gần 800 lần (6  tháng) và nó đã ghi tổng cộng 2.81 TB chứng tỏ nó vẫn còn tốt.Còn đây là ảnh con HDD hitachi cũ hơn 5 năm của mình Power on Count của nó đã hơn 11k rồi,khá là nát.

Có một số trang nói là không nên ghi dữ liệu quá thường xuyên trên ổ SSD thì mình nghĩ là không cần thiết,tuổi thọ SSD rất cao (nó cao đến mức gần như Cpu và pin sẽ hỏng trước cả SSD).Trang TechReport đã làm một bài kiểm tra trong 18 tháng về độ bền của SSD.Kết quả là đa số SSD sẽ ngỏm hẳn khi write data tới tầm 1PB, cá biệt con SS 840 Pro write tới hơn 2 PB mới ngỏm.Nếu bạn chưa tưởng tượng ra thì mình có một ví dụ thế này: Nếu bạn ghi 100GB dữ liệu mỗi ngày, một điều bạn khó lòng làm được, thì sau 10.000 ngày, hay 27,4 năm, thì bạn mới ghi được 1PB dữ liệu vào ổ SSD của mình.Các hãng thường đưa ra thông số TBW (Terabyte Written – số TB đã ghi) để chỉ tuổi thọ SSD.Samsung công bố độ bền của ở SSD 850 EVO của họ là 150TBW. Và các hãng khác cũng sẽ có mức từ 75-150TBW.Con số này quá thấp so với bài test thực tế từ TechReport,mình cũng không biết tại sao,có thể đây chỉ là ngưỡng write data mà không có cảnh báo từ Smart mà thôi,các bạn không cần quá lo lắng 

Một điều khá thú vị là Hard Disk Sentinel có thể ước lượng được tuổi thọ của SSD (Estimated remaining lifetime),cái này khá đáng giá và các bạn có thể tham khảo.

Test tốc độ của SSD
Để test tốc độ thực tế của SSD mình chủ yếu sử dụng CrystalDiskMark, nếu bạn thấy các thông số có vẻ không ổn lắm thì sử dụng thêm HD tune,link tải:
http://crystalmark.info/software/CrystalDiskMark/index-e.html
http://www.hdtune.com/download.html
Đây là hình đo speed của Lite-on Mu3,đây gần như là tốc độ tiêu biểu của các SSD tầm trung rồi.
Các thông số:
1 - Là tốc độ đọc ghi tuần tự đa luồng (32 luồng)
2 - Là tốc độ đọc ghi ngẫu nhiên đa luồng (32 luồng)
3 - Là tốc độ đọc ghi tuần tự đơn luồng (32 luồng)
4 - Là tốc độ đọc ghi ngẫu nhiên đơn luồng (32 luồng)
Các thông số đọc ghi tuần tự (1 và 3) không có nhiều ý nghĩa lắm,ta chỉ cần quan tâm tới tốc độ đọc nghi ngẫu nhiên (số 4) thôi.
Speed của Kinston V300 lắp trên laptop 4430s của mình
Tốc độ 4K không thực sự ấn tượng,nguyên nhân lớn là đến từ bo mạch chủ khá cũ kĩ trên laptop của mình,nhưng cũng vẫn chấp nhận được,các bạn có thể tham khảo.
Với HDTune các bạn không cần dùng nếu cảm giác test với CrystalDiskMark ok,nếu test thêm với soft này chủ yếu là các bạn nên nhìn vào đường write data của nó,càng thằng càng tốt.

Bài đăng phổ biến từ blog này

[FFmpeg] Các câu lệnh cơ bản trong việc edit video.

Hướng dẫn cài đặt phần mềm biên tập audio Audacity

Tổng hợp link download tất cả các phiên bản Windows.